
Quy trình sơn lại nhà cũ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Ngôi nhà của bạn đã cũ, được đưa vào sử dụng lâu năm nên có nhiều vị trí bị xuống cấp. Làm lớp sơn bên ngoài bị bong tróc, phai màu. Bạn muốn sơn lại nhà cũ để cải tạo không gian, bạn muốn thay lớp áo mới cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn tự tìm hiểu về quy trình sơn lại nhà cũ để tự thực hiện cho công trình của mình. Giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho công trình hơn. Vậy chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé
Mục Lục
Quy trình sơn lại nhà cũ theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Quy trình sơn lại nhà cũ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Lên kế hoạch để sơn nhà và lựa chọn màu sơn
– Khi đã có ý định sơn lại nhà cũ thì trước tiên bạn cần lên kế hoạch chi tiết, tính diện tích tổng không gian cần sơn để ước tính lượng sơn cần sử dụng để mua
– Tiếp theo thì lựa chọn màu sơn sao cho phù hợp sở thích và phong thủy. Tìm kiếm đơn vị cung cấp sơn chất lượng và tính toán chi phí thi công
Lựa chọn loại sơn, màu sơn
– Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hãng sơn khác nhau như: Maxilite, Dulux, Jotun, Kova,… Mỗi thương hiệu sơn sẽ có ưu và nhược điểm, giá thành cũng sẽ không giống nhau. Tùy vào kinh phí, nhu cầu của mỗi người để lựa chọn được loại sơn ưng ý
– Thương hiệu sơn nào cũng sẽ có các dòng sơn như: Sơn ngoại thất, nội thất, sơn dầu, sơn lót. Ngoài ra cũng có các dòng sơn có nhiều khả năng nổi trội như: Sơn chống thấm, sơn chống nóng, sơn nhũ, sơn giả đá,…
Gợi ý lựa chọn mua dòng sơn chất lượng
Thông thường các loại sơn nước sẽ mang đến bề mặt sơn đẹp, mịn. Dòng sơn nội và ngoại thất khác nhau, vậy nên không thể sử dụng sơn nội thất để sơn cho tường ngoại thất và ngược lại. Vì nhiệt độ, độ ẩm của tường bên trong và bên ngoài không giống nhau. Để màu sơn lên bền đẹp thì cần những người thợ sơn phải hiểu rõ về cường độ ánh sáng, độ ẩm của tường, bề mặt thi công để lựa chọn loại sơn phù hợp
Phối màu sơn phù hợp
Để giúp bề mặt nhà cũ có màu sơn nổi bật thì quy trình sơn lại nhà cũ bạn phải biết cách phối màu sơn sao cho phù hợp. Để phối màu sơn đẹp, phù hợp thì phải phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:
Diện tích công trình:
Mỗi công trình cần sơn sẽ có những diện tích khác nhau. Vậy nên cách để phối màu sơn phù hợp cũng khác nhau. Những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì bạn chỉ nên lựa chọn màu sơn có độ sáng cao như: Màu cam, màu vàng, màu trắng. Sơn lại nhà cũ bằng những màu sơn này sẽ giúp cho không gian nhà bạn thêm rộng rãi hơn. Đối với những ngôi nhà có diện tích thì bạn có thể lựa chọn các loại sơn có tông màu trầm, sang trọng hơn như: Màu xanh da trời, màu ghi, màu pastel,…
Phối màu sơn phù hợp theo sở thích
Tùy theo sở thích khác nhau của mỗi người mà có thể phối màu sơn phù hợp. Tuy nhiên phối màu sơn theo sở thích cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chuẩn để sở hữu được màu sơn ưng ý
Sơn cho bề mặt nội hay ngoại thất
Bề mặt tường nội thất và ngoại thất sẽ có các đặc tính khác nhau ví dụ như: bụi bẩn, ánh sáng, độ ẩm. Vậy nên bạn tuyệt đối không nên nhầm lẫn, sử dụng lẫn lộn 2 dòng sơn này với nhau. Để tránh tình trạng bề mặt sơn lên màu không hoàn hảo
Phụ thuộc vào từng kiểu thiết kế ngôi nhà
Đối với từng kiểu thiết kế nhà khác nhau sẽ có những cách phối màu sơn khác nhau. Bạn cần dựa vào thiết kế chung của ngôi nhà mình mà phối màu sơn sao cho hợp lý, hài hòa với không gian
Phối màu sơn phù hợp phong thủy
– Nếu lựa chọn màu sơn phù hợp với phong thủy thì sẽ giúp mang đến cho bạn nhiều may mắn, tài lộc. Mỗi người sẽ có bản mệnh khác nhau. Vậy nên cần phải phối màu sơn sao cho phù hợp phong thủy để tương sinh, tương trợ tất cả các thành viên trong gia đình
– Bên cạnh đó, khi sơn nhà, nhiều người lựa chọn màu sơn nhà theo hướng nhà, vị trí cửa ra vào để cân bằng phong thủy. Yếu tố phong thủy rất được nhiều chú trọng bởi nó có phần ảnh hưởng tới vượng khí gia đình.
Thi công sơn lại nhà cũ đúng chuẩn kỹ thuật
Xử lý các vết sơn tường cũ
Trước khi sơn lại nhà cũ, bạn cần xử lý thật kỹ bề mặt. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng. Xử lý bề mặt tốt sẽ giúp cho lớp sơn được sơn lại bám dính tốt hơn, lên màu đẹp hơn. Nếu công đoạn này không được xử lý cẩn thận thì có thể gây lãng phí, chất lượng sơn sần sùi, bong tróc, dễ phồng rộp
Xử lý những vết trên bề mặt tường
Để kiểm tra xem lớp sơn cũ còn bám dính tốt không. Bạn có thể sử dụng băng dính để kiểm tra. Cách thực hiện như sau: Sử dụng băng dính dán lên tường khoảng cách 20cm. Chờ trong 1 phút rồi bóc ra
Trường hợp 1:
– Trong trường hợp lớp sơn bị tróc ra nhiều có nghĩa bề mặt tường cũ của bạn độ bám dính rất kém
– Đối với trường hợp này bạn hãy cạo sạch hết lớp sơn bong tróc ra. Sử dụng nước để rửa sạch bề mặt tường và bôi trát lại tường. Khi bề mặt đã được vệ sinh sạch thì bạn hãy trét bột lên tường. Sau đó sơn lót kháng kiềm và cuối cùng là sơn phủ hoàn thiện
Trường hợp 2:
– Lớp sơn cũ bị tróc ít hoặc không tróc thì có nghĩa lớp tường còn độ bám dính khá tốt. Bạn có thể thi công lớp sơn mới lên luôn mà không cần loại bỏ lớp sơn cũ
– Với trường hợp này bạn chỉ cần vệ sinh bụi bẩn bám trên tường. Khi tường khô thì thi công sơn lót kháng kiềm và phủ 2 lớp sơn hoàn thiện lên tường để có màu sơn bền đẹp
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với quý khách về quy trình sơn lại nhà cũ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Quý khách có thể tham khảo để áp dụng vào nhà mình nhé
Nếu có nhu cầu tìm đội ngũ thi công sơn lại nhà cũ cho nhà của mình. Quý khách có thể liên hệ đến Thuận Như Ý chúng tôi để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn về loại sơn, phương pháp thi công phù hợp với từng hạng mục cần sơn. Báo giá chi tiết, minh bạch, chính xác nhất. Và chúng tôi sẽ đến tận công trình thi công nhanh chóng. Giúp mang đến cho quý khách bề mặt chất lượng, hoàn hảo nhất.
BÀI VIẾT KHÁC





