Báo giá thi công trần nhựa chi tiết, mới nhất hiện nay
Trần nhựa là loại trần phổ biến trong rất nhiều gia đình hiện nay. Sở dĩ được ưa chuộng như thế bởi trần nhựa có nhiều ưu điểm nổi trội và tính hữu dụng của nó mang lại. Bạn đang có nhu cầu thi công trần nhựa cho gia đình mình? Bạn đang muốn biết báo giá thi công trần nhựa chi tiết để có thể tính toán, chuẩn bị chi phí chính xác hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến quý khách báo giá thi công trần nhựa mới nhất của Như Ý. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé
Mục Lục
Có bao nhiêu cách thi công trần nhựa hiện nay?
Trong hạng mục thi công trần nhựa hiện nay sẽ có 2 cách làm trần đó là trần nổi (trần thả) và trần chìm. Cụ thể như sau:
Trần chìm
Trần chìm là loại trần có khung xương ẩn hoàn toàn trong những tấm nhựa. Phương pháp lắp đặt không thấy khung xương sẽ làm tăng thẩm mỹ của trần hơn. Bề mặt phẳng, nhẵn mịn giúp cho việc trang trí hay sơn màu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ưu điểm chính của trầm chìm là tính thẩm mỹ cao, mang đến vẻ đẹp cho không gian
Trần nhựa chìm gồm có 2 loại chính đó là:
Trần phẳng
Là loại trần sau khi thi công xong sẽ có bề mặt phẳng, khung xương nhôm ẩn vào bên trong. Đây là loại trần không có trang trí họa tiết, việc thi công hoàn thiện dễ dàng
Ưu điểm:
- Thời gian lắp đặt nhanh chóng, thi công dễ dàng
- Mang đến không gian thoáng đãng, rộng rã
- Có thể phù hợp với những không gian có diện tích hạn chế như các căn hộ chung cư
Nhược điểm:
- Mẫu mã, kiểu dáng không đa dạng
Trần giật cấp
Đây là kiểu trần có quá trình thi công phức tạp hơn loại trần phẳng. Tuy nhiên loại trần nhựa giật cấp có thể tạo ra được những kiểu dáng, hình khối khác nhau. Thi công trần nhựa giật cấp có thể tạo được nhiều kiểu thiết kế phù hợp theo từng nhu cầu của gia chủ
Ưu điểm:
- Hình dáng, mẫu mã đa dạng. Giúp khách có thêm nhiều sự lựa chọn
- Phù hợp được với nhiều không gian khác nhau
- Tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Quá trình thi công phức tạp, yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao
- Nếu có hư hỏng xảy ra có thể sẽ phải thay thế toàn bộ trần. Vô cùng tốn kém
- Phí lắp đặt hoàn thiện cao hơn so với những loại trần khác
Trần nổi (thả)
Trần nổi còn được gọi là trần thả. Đây là loại trần có khung xương nổi bên ngoài. Phần khung xương sẽ đỡ toàn bộ tấm trần
Ưu điểm:
- Thi công nhanh chóng, đơn giản
- Chi phí thi công trần nhựa nổi tương đối rẻ hơn so với những loại trần khác
- Dễ dàng thay thế, sửa chữa
- Có rất nhiều loại trần nổi có khả năng cách âm vô cùng hiệu quả
- Che lấp được những loại ống, đường dây điện bên trong tốt
- Dễ dàng lắp đặt đèn và những thiết bị khác trên trần thả nhựa
Nhược điểm:
- Giá trị thẩm mỹ không cao bằng những loại trần nhựa khác
- Không thể áp dụng cho những không gian nhỏ hẹp
- Trần nhựa thả có kết cấu không chắc chắn như loại trần truyền thống
- Cần phải bảo trì, vệ sinh thường xuyên để sử dụng được lâu bền
Báo giá thi công trần nhựa chi tiết, mới nhất hiện nay
STT |
Hạng mục thi công | Vật liệu sử dụng | Kích cỡ thi công | Đơn giá (VNĐ) | Đơn vị tính |
1 | Tấm nhựa |
Thi công trần nhựa Đài Loan, rộng 0.6cm, dày 18cm. Nhiều độ dài khác nhau từ 2.7 – 6m |
Từ 30 – 50m² | 90.000 |
m² |
2 |
Từ 50 – 100m² | 85.000 | m² | ||
3 | Từ 100 – 200m² | 80.000 |
m² |
||
4 |
Trần nhựa không xốp |
Thi công trần nhựa Đài Loan, rộng 0.6cm, dày 18cm |
Từ 30 – 50m² | 83.000 | m² |
5 | Từ 50 – 100m² | 80.000 |
m² |
||
6 |
Từ 100 – 200m² | 75.000 | m² | ||
7 | Trần nhựa có xốp |
Thi công trần nhựa Đài Loan, rộng 0.6cm, dày 18cm, xốp dày 5cm |
Từ 30 – 50m² | 110.000 |
m² |
8 |
Từ 50 – 100m² | 100.000 | m² | ||
9 | Từ 100 – 200m² | 95.000 |
m² |
||
10 |
Thi công trần nhựa Đài Loan, rộng 0.6cm, dày 18cm, xốp dày 8cm |
Từ 30 – 50m² | 118.000 | m² | |
11 | Từ 50 – 100m² | 110.000 |
m² |
||
12 |
Từ 100 – 200m² | 105.000 |
m² |
Lưu ý: Đơn giá trên đây chưa gồm thuế VAT. Giá có thể thay đổi tùy vào vật tư sử dụng, thời điểm thi công và tình trạng công trình. Nếu quý khách có nhu cầu thi công trần nhựa đối với những không gian có diện tích dưới 30m². Quý khách hãy liên hệ trực tiếp đến Như Ý để được báo giá thi công trần nhựa chi tiết hơn đối với công trình của mình nhé
Hướng dẫn thi công trần nhựa tại nhà hiệu quả
Thi công trần nhựa là việc đơn giản bạn có thể tự thực hiện tại nhà một cách dễ dàng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thi công trần nhựa đơn giản dưới đây. Bạn hãy thực hiện theo từng bước để mang đến hiệu quả cao nhất nhé
Bước 1: Xác định cao độ và kích thước của trần nhà để thi công trần nhựa
Bạn hãy tính toán, đo đạc và xác định chính xác cao độ của trần nhà bằng cách sử dụng máy laze hoặc ống divo để đo. Sử dụng bút mực để đánh dấu vị trí lên cột hay vách để xác định thanh viền tường
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Tùy từng loại vách mà bạn có thể dùng búa đóng đinh hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường hoặc vách theo đúng cao độ đã đo. Đóng đinh hoặc bắt vít theo khoảng cách không vượt quá 300mm
Bước 3: Phân ô trần
- Tiến hành phân ô trần để đảm bảo độ rộng của tấm trần, khung trần được cân đối. Khoảng cách thanh phụ phù hợp khoảng 610x610mm hay 600x600mm
- Đối với sàn mái bê tông thì sử dụng máy khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn mái. Liên kết bằng những tia thép loại pát 2 lỗ. Tia dây cắt bằng với chiều dài tương ứng chiều dài của trần. Liên kết tender vào tai dây và gắn lên pát 2 lỗ. Treo lên sàn mái bê tông
Bước 4: Xác định vị trí treo ty
- Treo ty trên thanh chính với khoảng cách phù hợp là ≤ 1200mm
- Khoảng cách từ vị trí vách đến móc thanh chính đầu tiên là ≤ 610mm
- Nếu lắp đặt trên sàn mái bê tông thì sử dụng khoan bê tông và khoan trực tiếp lên sàn
- Sử dụng pát 2 lỗ và tắc kê nở để liên kết cùng ty treo gắn tender theo cao độ trần đã xác định từ trước
- Đối với mái tôn thì ty treo sẽ liên kết vào xà gồ hoặc có thể sử dụng pát 2 lỗ
Bước 5: Lắp khung thanh chính, khung thanh phụ
- Thanh phụ và thanh chính sẽ được liên kết nhau bằng cách nối đầu ngầm của thanh này vào thanh kia. Giữa 2 thanh chính có khoảng cách phù hợp ≤1220mm
- Thanh phụ sẽ được lắp vào những lỗ mẫu ở trên thanh chính bằng đầu ngầm ở trên 2 thanh. Giữa 2 thanh phụ khoảng cách phù hợp là ≤ 610mm
- Thanh phụ sẽ được liên kết vào những lỗ mẫu ở trên thanh phụ bằng đầu ngầm
Bước 6: Điều chỉnh khung
Sau khi đã lắp xong bạn hãy điều chỉnh khung xương ngay ngắn và thẳng hàng. Bề mặt khung phải bằng phẳng và điều chỉnh tender sao cho khung trần theo đúng cao độ của cột hoặc tường
Bước 7: Thi công lắp đặt trần nhựa lên khung
- Thi công các tấm sợi khoáng hoặc tấm trang trí lên khung xương đã điều chỉnh. Thi công tấm trần nhựa theo quy cách khung xương. Cân chỉnh lại sao cho bằng phẳng
- Sử dụng kẹp để giữ cho những tấm trần nhẹ (ít nhất là 2 kẹp ở mỗi bên góc sử dụng 1 kẹp)
Trên đây chúng tôi đã gửi đến quý khách báo giá thi công trần nhựa mới nhất của công ty chúng tôi. Chúng tôi cũng đã hướng dẫn cách thi công trần nhựa chi tiết nhất. Quý khách có thể tham khảo để tự áp dụng thành công vào công trình của mình
Nếu có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thi công trần nhựa để mang đến sản phẩm hiệu quả nhất. Quý khách có thể gọi ngay cho Như Ý theo hotline: 0904.985.685 để được hỗ trợ tư vấn và thi công nhanh chóng nhé. Chúng tôi chắc chắn sẽ làm quý khách hài lòng với chất lượng dịch vụ lẫn thái độ phục vụ của nhân viên công ty. Hãy để Như Ý mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất nhé.